Thời gian gần đây, người dân ở một số khu vực Hà Nội, Sài Gòn và miền Trung thường bị kiến ba khoang tấn công. Hãy cùng xem và tham khảo hướng dẫn cách phòng và sơ cứu khi bị kiến ba khoang đốt để kịp thời xử lý nếu gặp phải nhé.
Hướng dẫn cách phòng và sơ cứu khi bị kiến ba khoang đốt
Vài nét chung về kiến ba khoang
Theo Wikipedia: Kiến ba khoang là một loại côn trùng có thân mình dài, thon như hạt gạo và có 2 màu đỏ – đen. Loài kiến này được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong…
Loại bọ này không đốt hay cắn nhưng do trong dịch cơ thể của bọ có chứa pederin, một loại chất độc gây rộp, phỏng da, và Paederus dermatitis, một loại viêm da khi bị côn trùng đốt. Do đó, nguyên nhân khiến nạn nhân bị phòng rộp da là do khi thấy kiện đậu trên cơ thể nhưng lại không thổi nó đi mà lại giết nó, khiến chất độc trong cơ thể kiến bộc phát.
Loài này là một loài côn trùng ăn thịt côn trùng khác, chuyên săn rầy trên đồng ruộng. Sở dĩ gần đây xuất hiện nhiều là do rầy nâu kháng thuốc xuất hiện nhiều nên kiến ba khoang cũng sinh sôi nhiều.
Hướng dẫn cách phòng tránh kiến 3 khoang đốt
Cũng giống như các loại côn trùng khác kiến 3 khoang thường thích những khu vực có ánh sáng. Do đó, hướng dẫn các phòng tránh kiến 3 khoang đốt hiệu quả các bạn nên thực hiện như sau:
- Dùng màn khi đi ngủ. Đồng thời, trước khi đi ngủ nên quét sạch sàn nhà và giũ chăn mềm xem có kiến trong đó hay không.
- Quanh nhà và vườn có thể đặt một số loại cây đuổi côn trùng. Đồng thời thường xuyên dọn dẹp và phát quang bụi cây, cỏ dại quanh nhà.
- Với những khu dân cư thì nên bố trí những cột đèn với ánh sáng mạnh cách xa nhà. Còn những cột đèn gần nhà thì nên dùng ánh sáng đỏ hoặc vàng dịu nhẹ.
- Ở những khu vực xuất hiện nhiều kiến ba khoang thì dùng thuốc FENDONA 10SC(Alpha permethrin 10%), pha với nước theo tỷ lệ 70ml FENDONA 10SC/8 lít nước, rồi phun lêm trên vách tường trong và ngoài nhà để xua đuổi và diệt chúng. Đây là cách phòng tránh kiến 3 khoang hiệu quả nhất.
- Khi bị kiến 3 khoang bò lên người thì nên thổi nhẹ để kiến rơi xuống chứ không nên dùng tay chạm vào hoặc giết chúng.
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị kiến 3 khoang đốt
Theo các chuyên gia da liễu, các bạn nên thực hiện hướng dẫn cách sơ cứu, xử lý đơn giản và nhanh chóng khi bị kiến 3 khoang đốt như sau:
- Để đề phòng những vị trí có tiếp xúc với kiến 3 khoang bị ngứa, phồng rộp và sưng tấy, các bạn nên dùng xà phòng để rửa thật sạch. Nhớ là rửa nhẹ nhàng xung quanh vùng có tiếp xúc mà thôi, không nên chà xát mạnh, sẽ khiến độc tố lan ra vùng da xung quanh.
- Sau khi rửa sạch bằng xà phòng có thể dùng hồ nước hoặc các loại thuốc có chứa corticoid chuyên dùng cho các tổn thương do côn trùng đốt để bôi lên vùng da có tiếp xúc với kiến 3 khoang.
- Nếu da bị phồng rộp, sưng tấy thì rửa bằng thuốc tím hoặc thuốc xanh rồi bôi thuốc có chứa corticosteroids như: Korcin; Betnovate; Betnovate-GM; Gentrisone…
- Nếu tình trạng nghiêm trọng, thậm chí có lở loét, xuất huyết thì cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Hy vọng với những hướng dẫn cách phòng tránh và sơ cứu khi bị kiến ba khoang đốt đơn giản, hiệu quả trên, các bạn có thể nhận biết được loài kiến này, đồng thời cẩn thận hơn nếu có tiếp xúc với chúng. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số loại bệnh da liễu khác sau đây để phòng và xử lý tốt nếu gặp phải nhé:
- Dấu hiệu của bệnh sốt phát ban Rubella
- Nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm da cơ địa
- Nguyên nhân, triệu chứng bệnh sốt xuất huyết
Lưu ý:Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi